Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Bí kíp chăm sóc da khô mùa lạnh

Bí kíp chăm sóc da khô mùa lạnh

Lượt xem: 748
Chọn ngôn ngữ:

Mùa đông vừa mới gõ cửa chỉ vài tuần cũng là lúc chúng ta bắt đầu cảm thấy làn da “trở chứng” và khó chiều hơn. Hãy tham khảo vài bí kíp dưới đây có thể giúp bạn chăm sóc da mùa đông tốt hơn: 

Không quên bôi kem chống nắng

Tiết trời âm u, hay se lạnh thường thấy vào những tháng này là điều kiện khiến chúng ta dễ dàng lơ là việc chống nắng nhất. Tuy nhiên, mặt trời vẫn luôn hiện diện ở đó, nghĩa là tia UV sẽ luôn gây hại trên da bất kể mùa nào. 
Thoa kem chống nắng không chỉ cần thiết để tạo ra hàng rào bảo vệ cho da khỏi tia UV, mà còn là lớp màng giữ ẩm giúp hạn chế thoát nước. Cũng có nhiều loại kem chống nắng còn bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da, mang lại tác dụng 2 trong 1. Do đó, đây cũng là một bước cần thiết khi dưỡng da vào mùa đông. 
Tuy nhiên, có một lưu ý cần nhớ khi chọn kem chống nắng mùa đông là hạn chế thành phần có cồn – là chất dễ gây khô và kích ứng trên da. 

Giữ ẩm đầy đủ là một trong những bí kíp chăm sóc da mùa khô lạnh

Giữ ẩm đầy đủ là một trong những bí kíp chăm sóc da trong thời tiết mùa đông lạnh - Nguồn ảnh: Unsplash

Giữ ẩm đầy đủ 

Như đã biết, bã nhờn là một thành phần quan trọng giúp hình thành lớp màng giữ ẩm trên da. Nhưng vào mùa đông, khi cơ thể bận rộn đối phó với cái lạnh, độ ẩm trong da xuống thấp và  hạn chế hoạt động tiết bã nhờn khiến chúng ta cảm thấy da khô căng. 
Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là cung cấp đủ nước và đủ ẩm cho làn da. Trong quy trình dưỡng da, đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm chứa các thành phần hiệu quả như Hyaluronic Acid, vitamin B5 hay các loại peptides. Và ngay sau khi rửa mặt, trong vòng 30 giây bạn nên chuyển sang bước toner và dưỡng ẩm ngay lập tức để tránh tình trạng mất nước ngược khi da mặt đã khô. 

Bí kíp dưỡng da mùa đông lạnh

Bí kí dưỡng da trong thời tiết mùa đông lạnh - Nguồn ảnh: Unsplash
 

Không rửa mặt bằng nước nóng 
 

Vào mùa lạnh, hơi nước nóng mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn. Tuy nhiên, nước nóng thực chất không mang lại nhiều lợi ích, theo các chuyên gia da liễu. “Nước nóng dễ dàng lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da một cách đột ngột” và có thể gây ngứa, kích ứng, và khiến da càng khô hơn trong mùa lạnh, theo ý kiến của Bác sĩ da liễu Jessica Kant trên báo HuffingtonPost. 
Ngoài ra, da bạn dễ dàng lão hóa và chảy xệ hơn nếu ngâm trong nước nóng quá lâu. Bởi nước nóng khiến các mạch máu trên da giãn nở, và khi duy trì thói quen trong thời gian dài, bạn sẽ gặp hiện tượng lão hóa sớm trên da. 
 

Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ
 

Vào mùa đông, đặc tính làn da của chúng ta có thể thay đổi, như là da khô hơn dễ bong tróc, hoặc đôi lúc đổ dầu nhiều hơn do độ ẩm không đủ. Và nếu bạn cảm thấy sữa rửa mặt quen thuộc lại không phù hợp với làn da mùa đông, thì đã đến lúc nên cân nhắc đến một loại khác. 
Sữa rửa mặt dạng kem (cream-based cleanser) và dạng dầu (oil cleanser hoặc cleansing balm) là những loại được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong mùa đông. Bởi hai loại này ít chứa chất tạo xà phòng gây khô da, chất kem giúp cho da sau khi rửa không bị căng, ngoài ra thành phần đi kèm với nhiều chất dưỡng ẩm làm dịu da hơn. 

Lưu ý sử dụng các sản phẩm dưỡng da mùa lạnh để đạt hiệu quả dưỡng da tốt nhất
 

Lưu ý sử dụng các sản phẩm dưỡng da trong mùa khô lạnh để đạt hiệu quả dưỡng da tốt nhất - Nguồn ảnh: Unsplash

Hạn chế thành phần giúp tẩy tế bào chết 
 

Tẩy tế bào chết là một trong những phương pháp giúp kích thích tế bào mới sản sinh, và khiến làn da luôn tươi trẻ. Tuy nhiên vào mùa đông, các hoạt động như thế này nên được hạn chế để tập trung vào việc đốt năng lượng giữ ấm cơ thể. Do đó, việc sử dụng thường xuyên với các sản phẩm có chứa AHA/BHA hay Salicylic Acid không còn cần thiết. 
Đặc biệt, các hoạt chất mạnh gây khô da như Glycolic Acid hay Salicylic Acid không phải là những hóa chất thân thiện vào mùa đông. Bởi vì vào mùa này, làn da chúng ta đã phải cố gắng để thích ứng với thời tiết, nên dễ tổn thương hơn khi phải làm quen với hóa chất mạnh. Do đó một tuần chỉ nên tẩy tế bào chết từ 1 – 2 lần là đủ.
 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập