Cách chữa nhiệt miệng tại nhà trong ngày Hè nắng nóng
Lượt xem: 1593Chọn ngôn ngữ:
Nhiệt miệng tạo nên nỗi ám ảnh không hề nhỏ mỗi khi ăn uống và nói chuyện. Vậy làm sao để mau chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này?
Thời tiết trong những ngày Hè nóng bức thường gây tác động lên nội tiết tố, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn. Một trong những trường hợp phổ biến mọi người thường gặp phải chính là nổi nhiệt miệng. Vậy thì làm sao để cải thiện tình trạng khó chịu này? Bật mí cho bạn một số cách chữa nhiệt miệng ngay tại nhà qua bài viết sau.
Nhiệt miệng từ đâu mà có?
Bên cạnh những thay đổi của khí hậu, bạn sẽ dễ bị nổi nhiệt miệng nếu có hệ miễn dịch kém hoặc có tiền sử bị rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, những căng thẳng từ áp lực cuộc sống cũng là một yếu tố khiến nhiệt miệng xuất hiện. Bạn hoàn toàn không thể chạm vào các nốt nhiệt miệng vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc thậm chí là viêm loét dẫn đến sẹo. Vậy thì làm sao để giải quyết tình trạng này?
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Giữ gìn răng miệng sạch sẽ là một cách giúp ngăn ngừa vết loét của nhiệt miệng đồng thời phát triển và khắc phục mọi tổn thương mà nốt nhiệt đang gây ra. Vệ sinh răng miệng có thể ngăn ngừa vi khuẩn có khả năng hình thành nên sự đau nhức nơi khoé môi. Đánh răng 2 lần/ ngày và sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ các chất dơ hoặc thức ăn còn sót lại ra khỏi miệng. Từ đó hạn chế nguy cơ gây nên các vết viêm loét.
Tránh hút thuốc và nhai kẹo cao su
Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên các bệnh về răng miệng. Bên cạnh việc làm mất màu răng, tạo mùi hôi, thuốc lá cũng làm tình trạnh nhiệt miệng của bạn lở loét tệ hơn. Kẹo cao su tuy không có tác động quá đáng kể đối với những nốt viêm. Thế nhưng bạn nên hạn chế nhai kẹo cao su vì thao tác này sẽ gây nên ma sát trong vòm họng, ảnh hưởng đến các tổn thương trong khoang miệng.
Cách chữa nhiệt miệng với aspirin
Đơn thuốc giảm đau bạn có thể tự mua cho mình chính là aspirin. Bạn có thể mua thuốc giảm đau loại nhẹ nhất và đắp hoặc nhai ở gần khu vực nổi nhiệt miệng để làm lành các vết loét. Tuỳ loại aspirin mà ban đầu bạn có thể sẽ trải qua những cảm giác khó chịu và bỏng nhưng kết quả cuối cùng sẽ không làm bạn thất vọng.
Hạn chế các loại thực phẩm có tính axit
Hấp thụ các loại thức ăn có nồng độ axit cao hoặc độ cay nhiều sẽ làm tình trạng vết loét của bạn trở nên nặng nề hơn. Bạn nên hạn chế những thực phẩm chua hoặc các loại rau củ quả cay như ớt. Bằng cách cân bằng độ pH cho khoang miệng, bạn sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu cho quá trình chữa lành nốt nhiệt miệng.
Chữa nhiệt miệng với sữa
Điều này thoạt nghe có vẻ khá kỳ lạ. Thế nhưng thành phần magiê có trong sữa đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị các vết viêm nhiễm do nhiệt miệng gây ra. Sử dụng một lượng nhỏ sữa magiê chấm lên các vết lở vài lần một ngày sẽ giúp bạn giảm sự kích ứng, đau rát cũng như làm các tổn thương trong khoang miệng lành lại nhanh chóng hơn.
Thường xuyên sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng cũng đóng một vai trò khá quan trọng đối với việc điều trị nhiệt miệng. Không chỉ giúp giữ gìn vùng khoang miệng sạch sẽ mà nước súc miệng còn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời làm tê liệt cảm giác đau rát trong khoang miệng. Bạn nên sử dụng loại nước súc miệng có tính sát khuẩn để cảm nhận được rõ hiệu quả mang lại.
Tìm đến bác sĩ để kê đơn thuốc
Nếu bạn vẫn không thể làm giảm được sự đau rát của nốt nhiệt thì hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ như phương án cuối cùng. Hãy nhớ rằng, nhiệt miệng cũng được xem như là một căn bệnh y tế. Bạn đừng đánh giá thấp ảnh hưởng của những nốt viêm mà hãy nghe theo liệu trình điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa viêm loét kịp thời.