Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Giải Phóng Miền Nam-Bản Anh Hùng Ca Còn Vang Vọng Mãi

Giải Phóng Miền Nam-Bản Anh Hùng Ca Còn Vang Vọng Mãi

Lượt xem: 646
Chọn ngôn ngữ:

Sau tròn 48 năm ngày giải phóng miền Nam, mừng hai miền Nam Bắc hoàn toàn độc lập, thống nhất, bản anh hùng ca “Giải phóng miền Nam” vẫn luôn vang vọng, in đậm sâu trong tâm thức của biết bao thế hệ con người Việt Nam, và là ca khúc làm rung động hàng triệu triệu trái tim của người dân đất Việt. 
Nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975-30 tháng 4 năm 2023), hãy cùng tôi hòa mình vào ca khúc hào hùng này để cùng chung niềm vui chiến thắng và rạng rỡ tự hào với toàn thể dân tộc Việt Nam.

   
Giải phóng miền Nam Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Hoàn Cảnh Ra Đời Của Ca Khúc "Giải Phóng Miền Nam" 
 

Trải qua biết bao biến thiên thăng trầm của lịch sử suốt 48 năm qua, nhưng sức nóng của bài hát giải phóng miền Nam vẫn luôn mãnh liệt và không ngừng khẳng định giá trị sức mạnh quật cường của dân tộc, cũng như gửi gắm niềm tin, niềm kiêu hãnh của biết bao thế hệ người dân đất Việt trong suốt chặng đường dài gian lao chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. 
Ca khúc chính là tiếng nói của mỗi trái tim con người Việt Nam cùng hòa chung niềm vui, niềm tự hào dân tộc trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc-Nam sum họp một nhà. 
Vì vậy, việc nhìn lại và hiểu rõ hơn về bối cảnh ra đời của ca khúc “Giải phóng miền Nam” sẽ giúp bạn càng thêm tự hào về tinh thần đoàn kết đại dân tộc trong chiến thắng quân xâm lược để thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, cũng như thêm yêu nhiều hơn vẻ đẹp của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. 
Bài hát ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Sự ra đời của ca khúc này như một lời hiệu triệu yêu nước, sẵn sàng quyết tâm đoàn kết dẹp cuộc xâm lược để thống nhất lãnh thổ Việt Nam. Ca khúc đã tạo nên bước ngoặt lịch sử để cổ vũ tinh thần của nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. 
Bài hát này trở thành ca khúc chính thức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do nhóm nhạc Hoàng Mai Lưu, gồm các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, và  đồng chí Mai Văn Bộ sáng tác, dưới yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh (tức Thượng Vũ) thay mặt Trung ương cục miền Nam. 
Bài hát được viết lời với đề nghị:...nghiêm trang, hùng dũng, đồng thời thể hiện nguyện vọng và khát vọng sâu sắc trong giải phóng đất nước, và xây dựng ước mơ tương lai tươi sáng, huy hoàng của dân tộc Việt Nam giàu mạnh, độc lập, dân chủ. 
Theo lời kể của nhà báo Huỳnh Văn Tiểng, đầu xuân 1961, Phó Thủ tướng Phạm Hùng cũng có buổi làm việc với ba nhà hoạt động văn hóa trong nhóm nhạc và gợi ý ba ông sáng tác một bài hát chính thức cho Mặt trận Giải phóng miền Nam. Yêu cầu bài hát mang tinh thần dân tộc, cơ bản là diệt đế quốc Mỹ, nội dung dễ nhớ, dễ thuộc, phổ thông, dễ hát. 

ba nhạc sĩ sáng tác bài hát giải phóng miền Nam
Ba nhạc sĩ sáng tác bài hát "Giải phóng miền Nam"

Sau lời gợi ý đó, ba nhà văn hóa nghệ thuật là Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, và Huỳnh Văn Tiểng đã đi đến thống nhất phần lời bài hát về giải phóng miền Nam:
“Đây Cửu Long hùng tráng.
Đây Trường Sơn vinh quang
Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ cướp nước.
Ôi xương tan máu rơi!
Lòng hận thù ngút trời!
Sông núi bao nhiêu năm cách rời...”

Mời các bạn cùng nghe trọn bộ bài hát giải phóng miền Nam mp3 tại đây: 


Với lòng căm thù đế quốc xâm lược, tình yêu cháy bỏng với quê hương miền Nam, đau lòng khi nước nhà của chìm vào chiến tranh loạn lạc, khói lửa, chia cắt hai miền, cuối cùng các nhạc sĩ đã hoàn thành ca khúc chính thức tiến tới giải phóng miền Nam. Bài hát sau đó đã được lan tỏa mạnh mẽ với giai điệu trầm hùng quật khởi, khí thế quyết tiến chiến thắng quân thù.

 

Ý Nghĩa Bài Hát Giải Phóng Miền Nam 
 

Giải phóng miền Nam lời bài hát thể hiện nguyện vọng tha thiết thống nhất toàn vẹn hai miền đất nước “Vai sánh vai chung một bóng cờ”. Ca khúc chính là tiếng nói cho tinh thần đoàn kết dân tộc, cho ý chí kiên quyết, quật cường, dù khó khăn, hy sinh, gian khổ cũng sẵn sàng tiến lên, đập tan xiềng xích đế quốc, để giành lại trọn vẹn độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước. 
Bên cạnh đó, ca khúc này còn là một trong các bài hát về giải phóng miền Nam có sức lan tỏa mạnh mẽ, như một lời hiệu triệu hào hùng của cách mạng Việt Nam, khẳng định rõ ràng niềm tin sắt đá cũng như tinh thần lạc quan, chiến thắng hào hùng của cách mạng nhân dân miền Nam anh hùng.

Ý nghĩa của bài hát Giải phóng miền Nam Giải phóng miền Nam trong niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc 


Lời Hiệu Triệu Nhân Đạo Của Dân Tộc
 

Sau khi ca khúc chào mừng ngày giải phóng miền Nam được khởi thảo, dù đã thể hiện được ý tưởng sáng tác, song các đồng chí Trung ương Cục Miền Nam vẫn nhận xét chưa thể hiện rõ ràng Thành đồng Tổ quốc của miền Nam Việt Nam và toàn bộ chiến trường khốc liệt của Tây Nam bộ, miền Nam, Nam Trung bộ.
Tuy nhiên, các nhạc sĩ vẫn tiếp tục sửa lời bài hát nhiều lần mà không hề nản lòng. Cuối cùng, nhiệt huyết của nhóm nhạc Hoàng Mai Lưu cũng đã cho ra đời bài hát sống mãi với lịch sử chiến đấu của dân tộc với giai điệu hào hùng đầy khí thế, căm hờn đấu tranh vệ quốc của dân tộc. 
Những ca từ trong bài hát như “Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước” góp phần tạo nên một không khí hừng hực lửa đấu tranh chống đế quốc. “Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngút ngàn, sông núi bao nhiêu năm cắt rời” đã làm sống động những hình ảnh mất mát, đau thương mà nhân dân cả nước phải gánh chịu trong suốt thời gian dài để nối liền khúc ruột miền Nam với Tổ quốc Việt Nam. 
Bên cạnh đó, bài hát đã góp phần tạo nên sự thành công và có sức ảnh hưởng lớn của ca nhạc giải phóng miền Nam. Với những ca từ hào hùng, khí thế, ca khúc chính là nguyện vọng thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước “Vai sát vai chung một bóng cờ”, luôn luôn sẵn sàng “Cầm gươm ôm súng xông tới” để giữ vẹn lời “Thề cứu lấy nước nhà, thề hy sinh đến cùng”. 
Như vậy, song hành cũng những bài thơ, bài viết về ngày giải phóng miền Nam ý nghĩa, đầy xúc động, bài hát chính là một sức mạnh vô hình góp phần cổ vũ, tinh thần của không chỉ những người chiến sĩ trực tiếp cầm súng trên chiến trường, trong khói bom, lửa đạn, mà nhân dân trên cả nước luôn nguyện cống hiến cho Tổ quốc bởi “...vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi, nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời”.
Đồng thời, “Giải phóng miền Nam” còn chính là lời hiệu triệu chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc của cách mạng Việt Nam, nói lên niềm tin vững chắc và tinh thần lạc quan của cách mạng của nhân dân  miền Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước, thống nhất hai miền.

Ý nghĩa của giải phóng miền NamÝ nghĩa lịch sử của giải phóng miền Nam

Bài hát Giải phóng miền Nam của Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, và Huỳnh Văn Tiểng đã được gửi in báo Nhân Dân cả phần nhạc và lời. Cũng từ đó, bài hát trở thành ca khúc phổ biến, được lan tỏa rộng rãi đến với hàng triệu hàng triệu người Việt Nam và trở thành lời động viên, cổ vũ tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. 
Bài hát “Giải phóng miền Nam”, bài hát được yêu thích và phổ biến trong album nhạc giải phóng miền Nam cũng được sử dụng trọng thể tại khai mạc Đại hội thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam lần thứ I, bầu ra Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và cũng được coi là “quốc ca” của Mặt trận Giải phóng miền Nam cho tới ngày thống nhất đất nước, 30 tháng 4 năm 1975. 
Bài hát hiện nay được phổ biến và do tốp ca quân khu 7 trình bày. Bên cạnh bài hát giải phóng miền Nam - tốp ca quân khu 7, bạn có thể nghe giai điệu quen thuộc của ca khúc này từ nhiều nhóm nhạc, ca sĩ khác nhau.  

Giải phóng miền Nam đã trở thành bản anh hùng ca còn sống mãi với người dân Việt Nam, tái hiện lại một quá khứ đầy hào hùng của dân tộc với tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong đạn bom, khói lửa. 
Dù trải qua bao nhiêu năm tháng, ở đất liền hay biển đảo xa xôi, dù nông thôn hay thành thị, dù miền núi hay miền xuôi, ca khúc này vẫn là lời hiệu triệu, một bản anh hùng ca sống mãi với thời gian, được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam yêu quý và đón nhận. 

 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập