Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Những "đại kỵ" tuyệt đối cần tránh khi ăn thịt gà

Những "đại kỵ" tuyệt đối cần tránh khi ăn thịt gà

Lượt xem: 2272
Chọn ngôn ngữ:

Thịt gà vốn là món ăn quen thuộc thường ngày trong những bữa ăn thông thường, trong những bữa tiệc, hay thực đơn của nhà hàng, các bữa cỗ… Đây là món ăn được đa số mọi người ưa thích và được đánh giá là có lợi ích tốt cho sức khỏe. Theo một số chuyên gia Đông Y, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Vì vậy, loại thịt này rất bổ dưỡng, thường dùng bồi bổ cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, thịt gà lại trở thành mối đe dọa cực kỳ nguy cấp đối với sức khỏe và cơ thể người sử dụng nếu không biết cách chế biến và kết hợp sai loại thực phẩm. 

Những đại kỵ không ăn với thịt gà

Những thực phẩm kiêng tuyệt đối không ăn chung với thịt gà 

Rau cải: Vì cải xanh thường có vị đắng nên rau cải còn có tên gọi khác là cải đắng hay cải bẹ xanh. Theo Đông Y, cải xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa dễ dàng, hỗ trợ giải chứng cảm hàn, lợi khí, thông đờm…  
Còn thịt gà, theo Đông Y đánh giá có tác dụng bồi dưỡng, phục hồi cơ thể suy nhược, tăng cường sức khỏe cho người bị bệnh lâu ngày, khả năng hấp thụ kém bởi có tính ôn ngọt, không độc, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.

Thịt gà không ăn chung với rau cải

Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.

Muối vừng: Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè, và rau thơm): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nếu chẳng may ăn phải, có các triệu chứng trên thì nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Muối vừng không ăn với thịt gà

Tỏi và hành sống: Rất nhiều vùng miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này. Tuy nhiên, theo Đông Y thì thịt gà tính ngọt, ấm trong khi tỏi lại có tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.

Tỏi và hành sống không ăn với thịt gà Cá chép: Theo Đông y, thịt gà có tính cam ôn, cá chép tính cam hàn. Theo Đông Y, nếu thịt gà ăn kết hợp với cá chép sẽ sinh ra chứng mụn nhọt. Nếu chẳng may ăn phải lấy nước đậu đen uống sẽ khỏi.

Cá chép không ăn cùng thịt gà
Kinh giới: Thịt gà không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình (Hà Nội), những người có chứng bệnh phong cần phải kiêng ăn thịt gà vì loại thịt này hay động phong phát hỏa (gây nóng), ăn vào sẽ phát bệnh. Đó là lý do nhiều người thường nói ăn thịt gà độc.

Kinh giới không ăn với thịt gàTôm: Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn. 

Tôm không ăn cùng thịt gàCơm nếp: Thịt gà khi ăn với cơm nếp sẽ sinh ra bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít). Cách chữa lấy nắm cơm nếp đốt cháy ăn sẽ khỏi. Vì vậy, hãy chú ý kiêng ăn kết hợp cơm nếp với thịt gà. 

Thịt gà không ăn với cơm nếp
Thịt chó: Kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết. Nếu bị, uống nước cam thảo sẽ khỏi.

Thịt chó không ăn cùng thịt gà
Ngoài ra, các loại thịt gà cần kiêng ăn cùng với tỏi, rau cải hay gan/bầu dục chó. Nếu ăn cùng sẽ phát ra chứng lỵ; ăn cùng cá chép bị ung nhọt và cùng hành sống sẽ phát chứng trùng hoặc trĩ.

Những người hạn chế ăn thịt gà    

Những người hạn chế không ăn thịt gà

Người huyết áp cao, bệnh tim mạch: Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong y học hiện đại trong da gà và lòng trắng trứng nhiều mỡ, cholesteron nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt lòng trắng trứng và da gà.
Người bị thủy đậu: Người bị bệnh thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà nhất là phần da gà bởi nó rất dễ gây ngứa ở các nốt thủy đậu và rất dễ để lại sẹo sau khi hết bệnh. Thịt gà tính nóng nên đối với những người bệnh cam và trúng gió cũng cần phải kiêng.

Những người có vấn đề về tiêu hóa: Những người hay gặp vấn đề về hệ tiêu hóa cần tránh xa thực phẩm này. Bởi vì, thịt gà dù có nhiều dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ kéo dài thời gian làm vệc của bộ máy tiêu hóa dẫn tới hiện tượng táo bón, khó tiêu. 

Người bị vết thương hở: Do thịt gà có tính nóng nên rất dễ gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Những vết mưng mủ đó sẽ khiến da lâu lành và dễ viêm nhiễm. Các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại những vết sẹo lồi với các kích cỡ khác nhau. Vì vậy, khi da có vết thương, tốt nhất nên tránh thịt gà để hạn chế khả năng để lại sẹo trên da.

Người sau mổ: Người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa còn do cơ địa của từng người.
 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập