Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Tết Nguyên Tiêu trong nét đẹp văn hóa truyền thống và an lành

Tết Nguyên Tiêu trong nét đẹp văn hóa truyền thống và an lành

Lượt xem: 2341
Chọn ngôn ngữ:

Tết Nguyên tiêu là gì?


Tết nguyên tiêu còn được gọi với nhiều tên khác như tết Thượng Nguyên, tết Trạng Nguyên, tết Nguyên Dạ, tết Hoa Đăng, tết Đoàn Viên,… diễn ra vào ngày rằm ( ngày trăng tròn) đầu tiên của năm.

Tết Nguyên Tiêu - Lễ hội rằm Tháng Giêng

Nguồn gốc của tết Nguyên tiêu


Tết Nguyên Tiêu là lễ hội cổ truyền của Trung Quốc, có rất nhiều giai thoại, truyền thuyết nói về nguồn gốc của nó.

Truyền thuyết đầu tiên kể rằng: Ngày xưa có một con thiên nga bay từ thiên đình xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Để giúp thiên nga trả thù, Ngọc Hoàng đã sai đội quân thiên đình xuống hạ giới hỏa thiêu toàn bộ động vật và con người vào đúng ngày 15 tháng 1. Rất may cho hạ giới là có một số vị thần thiên đình không đồng ý với quyết định của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình đi xuống hạ giới hiến kế cho chúng sinh thoát khỏi nạn kiếp. Thế là vào đêm hôm đó, người người, nhà nhà đều treo đèn lòng và bắn pháo hoa để cho người trên thiên đình nghĩ rằng nhà cửa, núi rừng, cây cối hạ giới đã bị phóng hỏa. Nhờ đó mà chúng sinh hạ giới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Sự tích Tết Nguyên Tiêu

Ngoài truyền thuyết dân gian trên còn 1 truyền thuyết như sau: Vào Tây Hán Trung Quốc, các cô gái trẻ sống trong cung không được về thêm nhà vào ngày 15 tháng 1. Nhưng do nhớ nhà, nhớ cha mẹ cô cung nữ tên Nguyên Tiêu đã có ý định tìm đến cái chết. May thay, cô cung nữ được sủng thần của Hán Vũ Đế tên Đông Phương Sóc cứu sống. Thương cho thân phận cô cung nữ đã lâu không được gặp gia đình Đông Phương Sóc đã nghĩ ra một kế: Ông tâu với nhà vua ra phố bày một bàn bói quẻ và tất cả người bói quẻ đều có dòng chữ “mười sáu tháng giêng có hỏa thiêu”.

Sau đó ông tiết lộ là tối ngày 13 tháng 1 Ngọc Hoàng sẽ phái Hỏa Thần sẽ xuống hạ giới để hỏa thiêu Tràng An. Hán Vũ Đế biết tin nên đã nhờ Đông Phương Sóc bày mưu để ứng phó cứu dân chúng trong thành. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ thật lâu rồi nói với vua: Nghe nói hỏa thần rất thích ăn bánh trôi, trong cung có cô cung nữ tên Nguyên Tiêu rất khéo tay có thể làm bánh mời Thần Lửa.

Đồng thời lệnh cho dân chúng Tràng An đêm 15 tháng 1 mỗi nhà đều phải treo đèn để che mắt Ngọc Đế, để Ngọc Đế tin rằng trần gian đã bị thiêu cháy. Để tặng thưởng cho Nguyên Tiêu đã làm bánh ngon đãi thượng thần, Vũ Hán Đế đã ban cho cô được về nhà đoàn tụ với gia đình.

Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Người dân vì ghi nhớ công ơn cô gái đã mang lại bình an cho cả thành Tràng An nên đã đặt tên cho ngày rằm tháng giêng bằng tên của cô gái chính là Nguyên Tiêu. Mọi người quan niệm rằng tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với tết Đoàn Viên.

Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam


Tết Nguyên tiêu là tết gì?  Đối với người Việt Nam, rằm tháng Giêng là ngày người dân lên chùa cúng giải hạn, cầu bình an cho gia đình,… Đồng thời cũng là bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam

Tết Nguyên tiêu ở Việt Nam luôn là lễ lớn và dần dần khôi phục những truyền thống văn hóa cổ xưa như đốt đèn lồng, thả hoa đăng,… dù có phần giống với Trung Quốc nhưng vẫn mang nét đặc trưng của văn hóa người Việt.

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc


Tại Đầu Loan và Trung Quốc tết Nguyên tiêu là gì? Tết Nguyên tiêu là tết Thượng Nguyên hay còn gọi là tết Trạng Nguyên, ngày xưa mỗi dịp rằm tháng Giêng nhà vua mời các Trạng Nguyên vào vườn Thượng Uyển ngắm cảnh, ngắm hoa và làm thơ. Theo sách cổ, tết Nguyên tiêu không phải là ngày lễ Phật.

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc

Ngày nay, tết Nguyên Tiêu là ngày lễ lớn thường được gọi là ''Hội hoa đăng'' với tập tục đốt đèn lồng trước cửa nhà, chơi đèn ngũ sắc. Đèn lồng thường có hình rồng, phượng, mười hai con giáp hay những con vật linh thiêng trong truyền thuyết. Trong ngày này mọi người cũng đi cầu bình an, phước lành.

Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc

Ngoài ra, tết Nguyên Tiêu ở Hàn Quốc còn được gọi lễ Daeboreum còn Nhật Bản là lễ Koshōgatsu nhưng được tổ chức vào 15 tháng 1 dương lịch và còn nhiều nước khác cũng tổ chức ngày lễ 15 tháng 1. Dù có những cái tên khác nhau, nhưng vào ngày tết Nguyên Tiêu mọi người đều đi cầu bình an và mong mọi điều thuận lợi cho Năm Mới.

Nguồn: Tổng hợp theo  Vnex (https://vnex.com.vn/tet-nguyen-tieu-la-gi/)

 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập