Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Thất Tịch-Lễ Tình Nhân Phương Đông

Thất Tịch-Lễ Tình Nhân Phương Đông

Lượt xem: 2291
Chọn ngôn ngữ:

Ngày Thất Tịch (七夕節) là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Theo như tên gọi, ngày này rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất.

1. Nguồn gốc

Ngày 7/7 Âm lịch hàng năm được dân gian gọi là lễ Thất tịch, hay còn được coi là ngày lễ tình nhân của người Phương Đông. Vào ngày này, người dân một số nước như Việt Nam, Trung Quốc dành sự tưởng nhớ đến chuyện tình yêu bị chia cắt, phải sống trong cảnh nhung nhớ nhau cả đời và họ chỉ được gặp nhau duy nhất 1 lần trong lễ Thất tịch. Đó chính là chuyện tình đầy đau khổ của chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ. 

Nguồn gốc lễ Thất Tịch

Ở Việt Nam, tích Ngưu Lang - Chức Nữ có nhiều dị bản, nhưng tựu chung lại đều cho rằng Ngưu Lang là một chàng trai chăn bò hiền lành, có duyên kì ngộ gặp và yêu nàng tiên Chức Nữ (con út của Ngọc Hoàng thượng đế). Tuy nhiên tình cảm của cả hai vị ngăn cấm và bịa chia cắt không thể gặp nhau bởi dòng sông Ngân Hà.

Quá đau lòng, Chức Nữ và Ngưu Lang khóc than bên dòng sông. Cuối cùng, vì cảm động tình cảm đôi lứa ấy, Ngọc Hoàng liền sai đám quạ kết cánh tạo thành cây cầu Ô Thước, bắc qua sống, để cặp đôi gặp nhau mỗi năm 1 lần vào ngày 7/7 Âm lịch.

Khi gặp nhau, Ngưu Lang - Chức Nữ rất vui và hạnh phúc. Vào ngày này trời thường xuất hiện những cơn mưa được gọi là mưa ngâu. Đó chính là tượng trưng cho nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp lại nhau. Từ đó, người ta còn gọi Ngưu Lang - Chức Nữ là "ông Ngâu, bà Ngâu".

Thất Tịch là một lễ quan trọng của người Trung Quốc, còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

2. Ngày Lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Tại Việt Nam Lễ Thất tịch người ta thường gọi là ngày “Ngâu Ông Ngâu Bà”, sở dĩ được gọi như vậy bởi vì vào ngày này thường xuất hiện mưa ngâu và từ xưa các cụ đã ví von rằng đây là nước mắt vui mừng xen lẫn hạnh phúc mà Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền". 

Thất Tịch ở Việt Nam

Vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), lịch sử có ghi lại rằng, khi vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, vì vậy nên đã cầu tự vào ngày 7/7 ở một ngôi chùa, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7/7 trọng lễ đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc. 

Vào ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam, các đôi lứa yêu nhau thường cùng đến chùa, làm lễ, cầu mong tình duyên ngày càng bền lâu, mặn nồng.

Thất Tịch ở Việt Nam

Nếu trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng hơn những ngày thường. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

3. Ngày Lễ Thất Tịch ở các nước trên thế giới

Tại Nhật Bản, họ cũng có một câu chuyện tương tự với Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Quốc. Vào ngày này, người Nhật Bản sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc, rồi treo lên cây trúc đặt ở trước nhà hoặc trong nhà để xin Orihime (Chức Nữ) giúp họ trở nên "nữ công gia chánh" hơn và Hikoboshi (Ngưu Lang) sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượn, còn các cặp yêu nhau sẽ lên đền thờ cầu nguyện.

Thất Tịch Nhật Bản

Đối với Hàn Quốc, người ta gọi ngày này là Chilseok, một lễ hội truyền thống bắt nguồn từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok là khoảng thời gian mùa nóng đi qua và mùa mưa bắt đầu mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok.

Thất Tịch Hàn Quốc

Người Hàn Quốc sẽ tắm rửa sạch sẽ vào ngày này với mong muốn đem lại sức khỏe tốt. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì, bí ngô,... bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

4. Ý nghĩa của việc ăn đậu đỏ vào lễ Thất tịch?

Cũng trong lễ Thất tịch, người xưa quan niệm, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Hay trong đêm 7/7 Thất Tịch, hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ sẽ mãi mãi được hạnh phúc bên nhau.

Ngoài ra, người ta còn truyền tai nhau, ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn.

Theo quan niệm phương Đông, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, mọi người nên ăn đậu đỏ, để cầu cho tình duyên gặp may mắn thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân hoặc đến được với người mình đang yêu. Còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ bạn sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.

Thất Tịch ăn chè đậu đỏ

Có rất nhiều món ăn được làm từ đậu đỏ như chè đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ... Nếu không tự làm được, bạn có thể ghé các địa điểm bán chè tha hồ lựa chọn các vị đậu đỏ cho mình.

Chẳng hạn như chè đậu đỏ thập cẩm, chè sữa chua đậu đỏ, trà sữa đậu đỏ, bingsu đậu đỏ... Vào ngày này, đảm bảo món chè hay đồ giải khát kèm đậu đỏ vô cùng đắt hàng.

Mặc dù không rõ ăn đậu đỏ có đem lại sự may mắn thực sự cho những ai thoát kiếp độc thân hay không nhưng hương vị thơm ngon hấp dẫn do đậu đỏ đem lại cũng đáng để bạn thử vô cùng và cũng rất tốt cho sức khoẻ nữa!

 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập