Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Tinh hoa ẩm thực Tết cổ truyền Việt Nam

Tinh hoa ẩm thực Tết cổ truyền Việt Nam

Lượt xem: 3058
Chọn ngôn ngữ:

Một mùa xuân nữa lại về, từng cánh én chao nghiêng báo hiệu mùa yêu thương, sum vầy và hạnh phúc. Khắp nơi nơi trên mọi miền đất nước, bao gia đình Việt Nam lại chuẩn bị sửa soạn cho Tết cổ truyền dân tộc. Tết chính là dịp đặc biệt để tất cả các thành viên cùng quây quần bên mâm cơm ấm cúng, cùng chia sẻ những niềm vui, những thăng trầm, cảm xúc của năm vừa qua. Chính vì vậy, mâm cơm ngày Tết đã trở thành một hình ảnh đầy tinh hoa với nhiều món ăn đậm đà hương vị và đa dạng sắc màu. 
Không chỉ đơn thuần là những món ăn ngon được chế biến khéo léo bởi bàn tay tài hoa của những người nội trợ gia đình mà từng món ăn trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam còn mang những nét đẹp tinh hoa trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung. 

Mâm cơm ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Ý nghĩa và nét đẹp văn hóa cổ truyền trong từng món ăn mâm cỗ ngày Tết

Bánh Chưng: Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, còn gì háo hức hơn được cùng gia đình gói bánh Chưng và ấm áp bên cạnh bếp lửa hồng để thức đêm luộc bánh. Bánh Chưng chính là loại bánh đặc biệt đã từ lâu trở thành hình ảnh của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Không chỉ đơn thuần là loại bánh được làm từ gạo nếp thơm ngon, lấy thịt lợn và đỗ xanh làm nhân, gói trong những tàu lá dong và đem luộc chín, bánh Chưng còn mang ý nghĩa thiêng liêng và tinh thần dân tộc. Bắt nguồn từ sự tích hoàng tử Lang Liêu làm bánh Chưng – bánh Giày dâng lên vua cha, bánh Chưng tượng trưng cho sự hài hòa giữa thiên nhiên, và đất trời, sự an lành và sức sống mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó chính là sự tinh hoa của nền văn hóa nông nghiệp từ xa xưa, với mong ước mang lại cuộc sống no ấm, đầy đủ cho dân tộc. 

Bánh Chưng

Giò Chả: Món giò thủ được làm từ tai lợn, da, thịt và mộc nhĩ đem lại hương vị thơm ngon, giòn dai, đậm đà không thể thiếu cho bữa cơm ngày Tết. Miếng giò tròn, dày tượng trưng cho phúc lộc vẹn tròn, cho một Năm mới đủ đầy. 

Giò thủ ngày Tết
Thịt đông: Sự hòa quyện các nguyên liệu, tạo ý nghĩa gắn kết sâu sắc giữa những thành viên trong gia đình với nhau. Lớp thạch trong suốt cũng chính là sự an lành, may mắn cho một Năm mới với những khởi đầu thuận lợi. 

Thịt đông ngày Tết
Thịt gà luộc: Tượng trưng cho Năm mới với khởi đầu tốt đẹp, vạn phúc đong đầy. 

Thịt gà luộc
Mâm cơm ngày Tết chính là một trong những nét đặc sắc của nền văn hóa Việt mang đậm tinh hoa cổ truyền dân tộc Với đầy đủ các món ăn ngon, độc đáo, truyền thống và đặc biệt, mâm cơm Việt chính là biểu tượng cho sự đoàn viên, sum vầy của toàn thể gia đình sau một năm qua và là ước mong một Năm mới sung túc, đủ đầy cũng như thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân của con cháu đối với ông bà, tổ tiên của mình. 

 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập