Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

12 thời khắc khó khăn của nền kinh tế thế giới

12 thời khắc khó khăn của nền kinh tế thế giới

Lượt xem: 1583
Chọn ngôn ngữ:

1. HỘI CHỨNG CUỒNG HOA TULIP

HỘI CHỨNG CUỒNG HOA TULIP

Vào thế kỷ 17 tại Hà Lan, hoa Tulip được xem là biểu tượng cho giá trị và vai vế trong xã hội. Đầu năm 1637, giá loại hoa này leo thang không thể kiểm soát. Người ta giành giật nhau mua từ khi Tulip mới chỉ là củ vùi trong đất. Vào đỉnh điểm của "sự điên cuồng", theo cách gọi hiện nay, giá mỗi bông lên tới 4.200 đồng gulden, cao gấp 20 lần so với lương hằng năm của một lao động có tay nghề. Phần lớn nhà kinh tế hiện đại thống nhất đây có thể coi là bong bóng giá đầu tiên trong lịch sử Thế giới. Cơn sốt bắt nguồn từ sự độc quyền của Nhà nước trong việc điều hành thị trường.

2. CƠN SỢ HÃI CỦA NĂM 1837

CƠN SỢ HÃI CỦA NĂM 1837

Năm 1836, Tổng thống thứ bảy của Mỹ, Andrew Jackson, đóng cửa Ngân hàng Liên bang để giải phóng nền kinh tế khỏi những quy định tín dụng quá hà khắc do ngân hàng này đề ra. Ông biến các quỹ đầu tư thành ngân hàng với quy định nới lỏng hơn, đồng thời đưa ra nhiều chính sách đất đai đúng đắn. Tuy nhiên đến 1837, vị tổng thống thứ tám là Martin Van Buren không hoàn thành những việc dang dở của người tiền nhiệm và đưa kinh tế quay lại thời kỳ tăm tối. Bức tranh miêu tả suy thoái lan rộng làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. Ở góc tranh, chủ đất lấp ló ngoài cửa chờ chực vào xiết nợ, còn người nông dân than vãn với vợ mình về tình trạng không tiền bạc, trong khi đàn con liên tục đòi ăn bánh mỳ.

3. NỖI SỢ HÃI CỦA CÁC NHÀ BĂNG NĂM 1907

 NỖI SỢ HÃI CỦA CÁC NHÀ BĂNG NĂM 1907

Tâm lý sợ hãi bao trùm Phố Wall sau khi Công ty Knickerbocker Trust thất bại trong việc lũng đoạn thị trường. Chỉ một tuần sau đó, các ngân hàng lần lượt từ chối trả tiền cho séc của Knickerbocker, gây ra cuộc chạy đua giữa các công ty quỹ tín thác. Toàn bộ hệ thống chứng khoán nằm trong nguy cơ bị sụp đổ. Trong nỗ lực cứu thị trường, người khổng lồ ngân hàng J. P. Morgan đã tập hợp một đội cứu trợ bao gồm các thành viên chính phủ và chủ tịch ngân hàng. Trong hình minh họa có từ năm 1907, Tổng thống Theodore Roosevelt đang lùa ra hai con gấu (Tòa án liên bang và Ủy ban Thương mại các tiểu bang) để xua đuổi những thủ phạm khiến Phố Wall lao đao.

4. ĐẠI SUY THOÁI NĂM 1929

ĐẠI SUY THOÁI NĂM 1929

Sau suốt một thập kỷ tăng trưởng leo thang, thị trường chứng khoán Mỹ trở nên mất kiểm soát và gây áp lực giảm giá. Không gì báo hiệu rằng 1929 sẽ là một năm ảm đạm. Trong bài diễn văn cuối cùng trước khi mãn nhiệm, ngưới đứng đầu Nhà Trắng lúc bấy giờ Calvin Coolidge nói: “Tôi đánh giá hiện tại với sự hài lòng và nhìn tương lai với sự lạc quan”.

Kinh tế tăng trưởng nuôi dưỡng lòng tin tưởng đồng thời cũng là chất men gây nên cơn sốt đầu cơ. Năm 1927 có 577 triệu cổ phiếu được “sang tay” ở thị trường chứng khoán New York; năm 1928, 920 triệu. Cùng trong thời gian này, mệnh giá các loại cổ phiếu tăng như tên bắn. Riêng trong mùa hè 1929, giá một số loại cổ phiếu tăng tới 25%. 

Cổ phiếu thi nhau tăng giá tới mức dường như không gì có thể đảo ngược được xu thế. Dẫu vậy, tháng 9, thị trường bắt đầu có biểu hiện “hụt hơi”. Việc Clarence Harty, doanh nhân người Anh, bị phá sản đã là sự kiện “châm ngòi”. Tất cả sụp đổ trong ngày 24/10: trong ngày thứ Năm ấy, 6 triệu cổ phiếu bị rao bán, là điều chưa từng thấy. Giá giảm liên tục suốt buổi sáng, người ta kinh hoàng đổ dồn tới Wall Street. Tới trưa đã có 11 vụ tự tử.

Thứ Hai 28/10, 9 triệu cổ phiếu bị “tống” ra. Thứ Ba 29/10, con số này đã đạt mức 16 triệu cổ phiếu. Ngày này đã đi vào lịch sử với cái tên “Ngày thứ Ba đen tối” khi chứng khoán rơi tự do, tàn phá hệ thống tài chính Mỹ. Tính đến lúc suy thoái chạm đáy vào năm 1932, chứng khoán nước này mất tới 90% giá trị. Có tới 11.000 trong số 25.000 ngân hàng bị đóng cửa. 

5. NGÀY THỨ HAI ĐEN TỐI, 1987

NGÀY THỨ HAI ĐEN TỐI, 1987

Viễn cảnh kinh tế xấu đi cùng với căng thẳng leo thang tại Trung Á khiến giới đầu tư lo ngại Phố Wall có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Trong "Ngày thứ hai đen tối" 19/10/1987,chứng khoán Mỹ chứng kiến đà lao dốc tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến lần thứ 2. Chỉ số S&P 500 giảm 20% điểm chỉ trong một ngày, kéo chứng khoán toàn Thế giới đi xuống. Các chuyên gia môi giới, như người trong ảnh, ngập trong hàng trăm cú điện thoại yêu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Cho đến nay, ngày này vẫn được gọi là ngày điên rồ nhất trong lịch sử Phố Wall.

6. BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở NHẬT BẢN, 1996

BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở NHẬT BẢN, 1996

Giá bất động sản tại Nhật Bản không ngừng leo thang vào cuối những năm 1980, đầu 1990. Có những thời điểm giá sàn tại khu Imperal Palace, Tokyo đắt hơn bất cứ bất động sản tại Canada lúc đó. Tuy nhiên, đến 1996, bong bóng này tan vỡ và giá nhà đất lao dốc tới 75% so với đỉnh điểm. 

7. KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG TẠI ARGENTINA, 2001 - 2002

KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG TẠI ARGENTINA, 2001 - 2002

Hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ vào vào tháng 12/2001, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo. Tình cảnh sau đó hết sức hỗn độn. Chỉ trong vòng 1 tuần, có tới 5 vị Tổng thống lên và xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức xuống đường biểu tình. Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới áp dụng tại đây từ những năm 1990. Kể từ đó đến nay, giới lãnh đạo nước này đi theo một đường lối tài chính độc lập và đã phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường xa để Argentina đạt được sức mạnh như họ đã từng có.

8. THÂU TÓM HAI NGÂN HÀNG FANNIE MAE VÀ FREDDIE MAC, 2008

THÂU TÓM HAI NGÂN HÀNG FANNIE MAE VÀ FREDDIE MAC, 2008

Ngày 7/9/2008, Bộ trưởng Tài chính của Mỹ lúc đó, ông Henry Paulson và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính nhà đất Liên bang James B. Lockart tuyên bố chính quyền liên bang sẽ nắm quyền kiểm soát hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac. Trước đó vài tháng, hai nhà cho vay thế chấp lớn nhất, chiếm tới 40% thị phần của Mỹ, đã tuyên bố họ không còn khả năng thanh toán. Để nắm quyền kiểm soát hai khối rắc rối lớn, Bộ Tài chính của Mỹ đã tiêu tốn tới 200 tỷ USD.

9. SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG LEHMAN BROTHERS, 2008

SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG LEHMAN BROTHERS, 2008

Vào tháng 9/2008, Lehman đã “chìm xuồng” với khối tài sản 639 tỷ USD, mở ra thời kỳ leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính.

Báo cáo của các thanh tra tài chính cho rằng, Lehman sụp đổ vì nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân nổi bật là các khoản nợ địa ốc độc hại, những đòi hỏi quá đáng của hai “người hàng xóm” là JPMorgan Chase và Citigroup, và những “thủ thuật” kế toán mà chính Lehman dùng để che dấu tình trạng tài chính tồi tệ của họ.

Điều gây sốc nhất đó chính những “thủ thuật” che đậy nợ nần và đánh bóng kết quả kinh doanh như vậy được nội bộ Lehman gọi là Repo 105. Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2001, rất lâu trước khi khủng hoảng nổ ra, Repo 105 bao gồm những giao dịch nhằm dịch chuyển hàng tỷ USD khỏi sổ sách của Lehman vào thời điểm khi ngân hàng này bị các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ. Kết quả của hành động này đó là, ngày 15/9/2008, gần hai tuần trước khi Lehman nộp đơn phá sản, tức ngày 2/9, thực sự Lehman đã không còn khả năng trả nợ.

10. CỨU VỚT AIG, 2008

 CỨU VỚT AIG, 2008

AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, cũng trở thành nạn nhân trong cơn bão khủng hoảng năm 2008. Ngay lập tức, chính phủ Mỹ phải đưa ra kế hoạch giải cứu. Theo đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cho AIG vay khẩn cấp khoản tiền 85 tỷ USD trong 2 năm. Đổi lại, chính phủ sẽ sở hữu 80% cổ phần và có quyền thay đổi ban lãnh đạo của tập đoàn. Một số tài sản của AIG cũng sẽ được bán.

Sau khi bỏ mặc Lehman Brothers, FED đã quyết định cứu nguy cho AIG do nhận thấy rằng sự sụp đổ của AIG sẽ có tác động lớn hơn đối với nền kinh tế nước này nên họ đã dùng giải pháp cứu hộ. Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng, Chính phủ Mỹ vung tiền ra để cứu các công ty tư nhân sau vụ tiếp quản hai đại gia cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac.

11. SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG WASHINGTON MUTUAL

SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG WASHINGTON MUTUAL

Vụ sụp đổ của Washington Mutual (WaMu) gây chấn động bởi nó là nạn nhân lớn nhất trong lịch sử ngàng ngân hàng Mỹ. Ngân hàng đạt kỷ lục trước đó là Continential Illinois National Bank & Trust vào năm 1984 có quy mô chỉ bằng một phần tư Washington Mutual.

Do tin đồn Washington Mutual sắp bị vỡ nợ trong vòng 9 ngày làm việc, hàng loạt khách hàng đã ồ ạt đi rút 16,7 tỷ USD tiền gửi (tương đương 9% tổng số tiền gửi tính đến tháng 6/2008) đẩy ngân hàng này rơi vào thảm cảnh. Chính phủ Mỹ buộc phải giao ngân hàng này cho Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) tiếp quản vào ngày 25/9/2008.

Ngay khi thông tin trên được đưa ra, JPMorgan Chase đã tuyên bố sẽ mua lại Washington Mutual với giá 1,9 tỷ đôla và được FDIC chấp thuận. Toàn bộ chi nhánh của Washington Mutual hoạt động với thương hiệu mới JPMorgan Chase vào cuối năm 2009.

Ngày 26/9/2008, Washington Mutual nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ của ngân hàng lớn thứ 6 nước Mỹ.

12. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU, 2008 - 2009

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU, 2008 - 2009

Những vụ sụp đổ liên tiếp kéo kinh tế Mỹ vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến ngày 27/9/2008, Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson phải ban bố trình trạng khẩn cấp. Hôm đó, ông đọc bản tường trình dài 3 trang, công bố gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD để hỗ trợ ngành tài chính chống chọi với suy thoái. Hai ngày sau đó, gói cứu trợ được Thượng viện thông qua và cuối cùng cũng được Hạ viện phê duyệt sau nhiều tranh cãi nảy lửa. 

Gói cứu trợ của Quốc hội được chính thức thông qua vào ngày 3/10/2008 đã không ngăn chặn được tình trạng bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ và Thế giới. Những tháng tiếp theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và thị trường các nước chứng kiến nhiều phiên giảm điểm. Chính phủ khắp Thế giới hợp sức với Mỹ trong nỗ lực cứu những ngân hàng có vấn đề.

Nguồn Tổng Hợp: SAGA


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập