Cây xấu hổ và những tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Lượt xem: 1545Chọn ngôn ngữ:
1. Đặc điểm cây Xấu hổ
Sở dĩ được gọi là cây xấu hổ vì cứ mỗi lần chạm tay vào lá cây cụp rủ xuống e ấp như nàng thiếu nữ. Là loài cây thân thảo, cao khoảng 40cm. Thân cành lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá kép, đều cụp lại khi đụng phải. Hoa nhỏ màu tím hơi hồng, có 4 cánh. Mùa hoa quả nở rộ vào khoảng tháng 6 - 8. Ở Việt Nam, cây xuất hiện khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi dưới 1000m.
Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Cây thu hoạch quanh năm, sau khi thu hái người dân thường thái mỏng, phơi khô. Cành lá được thu hái khi vào hạ, cả 2 có thể dùng tươi hoặc khô đều được
Tên gọi khác: Cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo
Tên gọi khoa học: Mimosa pudica L
Họ: Họ Ðậu – Fabaceae.
Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều có thể sử dụng để bào chế dược liệu.
2. Thành phần hóa học
Toàn thân cây xấu hổ chứa các thành phần hóa học như một chất Alcaloid. Đây là một axit amin có nguồn gốc tự nhiên. Trong y học, Alcaloid thường được sử dụng như một chất giảm đau, gây tê.
Các thành phần chính được tìm thấy trong cây xấu hổ bao gồm: Minosin, Flavonosid, Crocetin, acid amin, các loại alcol, acid hữu cơ.
Bên trong hạt có chứa selen và chất nhầy. Lá chứa hoạt chất tương tự như Adrenalin và Selen. Thành phần này có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.
3. Tác dụng dược lý
* Tác dụng theo nghiên cứu y học hiện đại:
Tác dụng chống lại nọc của rắn độc: Tại Đại học Ấn Độ một nghiên cứu vào năm 2001 đã ghi nhận dịch tiết từ rễ khô của cây xấu hổ có chứa hoạt chất Minosa. Đây là hoạt chất có khả năng ức chế các hoạt động của men Hyaluronidase và Protease thường tồn tại trong nọc của rắn độc.
Tác dụng chống co giật: Dịch tiết từ lá cây xấu hổ có thể hỗ trợ chống co giật được gây ra bởi Pentylentetrazol và Strychnin. Tuy nhiên, chất dịch tiết từ lá xấu hổ không thể chống lại các cơn co giật được gây ra bởi N-methyl-D-as partate.
Tác dụng chống lo âu của xấu hổ được cho là có hiệu quả tương tự như Diazepam. Tính chất có trong cây xấu hổ có thể hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm thuốc loại Tricyclic.
Tác dụng chống trầm cảm: Nghiên cứu tại Đại học Veracruỳ (Mexico) cho biết chiết xuất từ lá khô xấu hổ có tác dụng chống lại dấu hiệu của trầm cảm.
Tác dụng lên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại Đại học Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ) có thể tác động lên chu kỳ rụng trứng bình thường.
4. Tác dụng chữa bệnh thần kỳ của cây xấu hổ
Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc
Lá và dây xấu hổ phơi khô 15-20g, cây lạc tiên 20g, sắc nước uống hằng ngày. Duy trì uống liên tục trong 1 tuần.
Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Cây xấu hổ toàn cây (lá, thân và rễ phơi khô) 20g, cây câu đằng 10g, sắc nước uống trong ngày, nhất là lúc chuẩn bị đến cơn co giật (lưu ý, cây câu đằng không nên sắc kỹ).
Hỗ trợ, chữa đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm
Lấy 200g rễ xấu hổ phơi khô, thái mỏng, tẩm với rượu gạo trong 1 tiếng. Sau đó, đem sao thơm. Chia làm 5 phần, mỗi ngày sắc 1 phần. Dùng liên tục trong khoảng 1 tuần là có hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính
Rễ cây xấu hổ 100g, sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Hỗ trợ chữa đầy bụng chậm tiêu
Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3 - 5 ngày.
Hỗ trợ làm mát gan
Dùng cây xấu hổ phơi khô 40 g sắc thành nước uống hàng ngày.
Điều trị Zona thần kinh
Dùng lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau.
Điều trị huyết áp cao
Dùng cây xấu hổ 6 g, hà thủ ô, tăng ký sinh mỗi vị 8 g, cùi bông sứ, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngu, kiến cò mỗi vị 6 g kết hợp với 4 g địa long, mang đi sắc thành nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, có thể mang có vị thuốc trên tán thành bột, làm thành viên hoàn để uống hàng ngày.
Chữa khí hư
Dùng rễ xấu hổ tươi mang đi giã nát, ép thành nước dùng uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh, liên tục trong 7 ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ:
Không dùng cây xấu hổ cho người suy nhược cơ thể và người thiên hàn. Đặc biệt, phụ nữ có thai không được sử dụng cây xấu hổ.
Không được dùng kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa.