Chú ý: Chào mừng bạn đến với nắng mới yêu thương!

Tết Trung Thu-Tết đoàn viên đậm nét đẹp văn hoá dân tộc và gắn kết yêu thương

Tết Trung Thu-Tết đoàn viên đậm nét đẹp văn hoá dân tộc và gắn kết yêu thương

Lượt xem: 1660
Chọn ngôn ngữ:

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Đèn lồng Trung Thu

Theo lịch Việt, hằng năm, cứ vào dịp tết Trung Thu, người thân, bạn bè đều quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, thưởng thức miếng bánh Trung Thu và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống. Đã từ lâu, tết Trung Thu trở thành ngày lễ không thể hiêu trong đời sống tâm hồn của người Việt, thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, tết Trung Thu có nguồn gốc từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Về nguồn gốc Tết Trung Thu, chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch.

Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện.

Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.

Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám (tức Trung thu) đã trở thành phong tục của dân gian.

Ý nghĩa thiêng liêng của ngày tết Trung Thu

Ý nghĩa thiêng liêng của Tết Trung Thu

Ý nghĩa Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Trung Hoa. Đối với người Việt Nam, tết Trung Thu được đánh giá là ngày Tết lớn thứ 3 trong năm. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Vào ngày này, có rất nhiều hoạt động diễn ra thế nhưng tất cả đều hòa quyện vào một không khí tưng bừng, nhộn nhịp. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai cũng hăng hái tham gia vào việc chuẩn bị, trang trí những mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng. Khi trăng lên cao, gia đình sẽ quây quần bên nhau, vừa hát vừa phá cỗ, trẻ nhỏ vui đùa, rước đèn múa lân ...

Vui Tết Trung Thu

Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Phá cỗ không chỉ đơn thuần là hoạt động trẻ em được thoải mái vui chơi, thưởng thức những món ăn ngon mà nó còn mang một ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc hơn. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng thêm gắn bó, đầm ấm, khăng khít. Đó còn là ước mong về một cuộc sống đầy đủ, ấm lo, được tiếp thêm sức mạnh của trời đất để chống lại thiên tai bệnh tật. Đây chính là nét riêng trong ngày rằm tháng 8 âm lịch của Việt Nam.

Mâm cỗ Trung Thu

Cũng trong dịp này, người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Đồ chơi Trung Thu

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung Thu

Nguồn gốc ý nghĩa của bánh Trung Thu

Rằm tháng 8- ngày trăng lên cao nhất, tròn nhất và sáng nhất. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để con người tạo ra chiếc bánh hình tròn mang tên bánh nướng, bánh dẻo. Cặp bánh này được coi là biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu và người ta thường tặng nhau những chiếc bánh nướng, bánh dẻo với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được trọn vẹn, viên mãn.

Bánh dẻo: Là loại bánh được làm từ bột nếp trắng tinh với nước hoa bởi thơm lừng, đúc trong khuôn hình tròn. Nhân bánh được làm từ bột đậu xanh hoặc hột sen- chứa đựng tất cả tinh hoa của trời đất. Hình tròn của bánh không chỉ biểu tượng cho mặt trăng đêm rằm mà nó còn có ý nghĩa "đoàn viên gia đình".

Bánh dẻo Trung Thu

-Bánh nướng: Là loại bánh được làm từ bột mì dậy men với nhân bánh là đậu xanh, khoai môn hoặc loại nhân thập cẩm đầy đủ hương vị của thịt lợn, bí đao, ngó sen, vi yến, dừa...Hình tròn của nhân bánh tượng trưng cho sự tràn đầy hạnh phúc, tình yêu thiêng liêng và sự gắn kết của vợ chồng. Vị mặn của trứng muối bị những hương vị khác trung hòa, khiến ta liên tưởng đến một triết lý trong cuộc sống: dù có phải trải qua bao  nhiêu khó khăn, nhọc nhằn thì tình thương yêu của gia đình vẫn luôn che chở, bao bọc và cho ta những hương vị ngọt nhất của tình thương.

Bánh nướng Trung Thu

Dù đi đâu, làm gì nhưng cứ đến dịp Tết Trung Thu, mọi người thường sắp xếp công việc để trở về đoàn tụ với gia đình. Có lẽ vì thế mà ngày tết Trung Thu còn được xem như ngày tết đoàn viên. Gác lại bao khó khăn, mệt mỏi, chúng ta được quây quần bên gia đình để cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ, tâm sự...và trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.

 


Bình luận

Thể loại

Thống kê truy cập

Hiển Thị từ 18:00 ngày 27/03/2020 đến nayTruy cập